Xuất bản thông tin

null Sa Đéc: Tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống địa phương góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Trang chủ Lịch sử

Sa Đéc: Tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống địa phương góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sa Đéc là thành phố có bề dày lịch sử và truyền thống yêu nước cách mạng, có vị trí địa lý hết sức quan trọng trong lịch sử. Việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử địa phương sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, gợi lên niềm tự hào, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, yêu hòa bình, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là hình thành nhân cách, lý tưởng sống cho thế hệ trẻ.

Hành trình học sinh đến với địa chỉ đỏ Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc - ảnh: NH

Thời gian qua, được sự quan tâm của cấp uỷ đảng, chính quyền, Sa Đécđã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảngbằng các việc làm cụ thể: Tuyên truyền miệng thông qua các hội nghị, các lễ kỷ niệm, sinh hoạt câu lạc bộ… Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Trang thông tin điện tử; website các xã, phường; hệ thống phát thanh; các trang mạng xã hội, nhóm Zalo, Facebook. Thường xuyên lồng ghép tuyên truyền trực quan sinh động vào các thời điểm diễn ra các sự kiện tại địa phương như: Lễ hội Hoa Xuân, Lễ hội Hoà Bình, Lễ hội Độc Lập… qua Tọa đàm "Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Trần Thị Nhượng - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sa Đéc".  Phát huy vai trò của hệ thống di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn, nhất là việc đề nghị sửa chữa, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng như: Xóm Rẫy Cụ Hồ, bia tưởng niệm Chi đội Trần Phú, tượng đài Anh hùng Phan Văn Út…

Các trường học đã xây dựng kế hoạch và phân công giáo viên giảng dạy, lồng ghép liên hệ thực tế, tổ chức về nguồn thăm các di tích lịch sử, các hoạt động ngoại khóa với nội dung ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu; thường xuyên tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, tổng phụ trách đội, đặc biệt là giáo viên dạy bộ môn Lịch sử, Giáo dục công dân tham dự các lớp bồi dưỡng về lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng do Trung tâm Chính trị Thành phố tổ chức. Bên cạnh đó, công tác giáo dục lịch sử cách mạng cho thế hệ trẻ được quan tâm triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng với các hoạt động như: Hành trình Thiếu nhi đến với địa chỉ đỏ, hội thi "Rung chuông vàng tìm hiểu về lịch sử Việt Nam", hội thi kể chuyện thiếu nhi "Tự hào lịch sử Việt Nam" xoay quanh các nhân vật lịch sử, các anh hùng dân tộc, anh hùng liệt sĩ gắn liền với địa phương; tham gia các đợt sinh hoạt chính trị, các chương trình, cuộc vận động như "Tiếp lửa truyền thống", "Tôi yêu Tổ quốc tôi". Đặc biệt, đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Thành phố đã tổ chức tham quan dịp hè hằng năm tại Dinh Độc Lập, Bến Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh…

Tích cực tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử địa phương giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân khắc sâu những chiến công anh hùng, những địa danh lịch sử, những giá trị cao đẹp được tạo nên từ những con người Sa Đéc rất gần gũi ngay tại quê hương, nơi sinh ra và lớn lên của người dân Sa Đéc. Những giá trị lịch sử truyền thống quý báu đó giúp hình thành nên một lòng tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo và linh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Việc quan tâm đẩy mạnh, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống địa phươngđã nâng cao nhận thức, khơi dậy niềm tự hào, củng cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua đó, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước những âm mưu và hoạt động diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, phản động, bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hòng xoá bỏ thành quả cách mạng, phủ nhận công đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta xây dựng.

Trương Bá Ý (Ban Tuyên giáo Thành uỷ Sa Đéc)