Sisältöjulkaisija

null Sa Đéc nâng cao nhận thức, áp dụng các giải pháp xử lý rác thải nhựa

Chi tiết bài viết Tab Thông tin

Sa Đéc nâng cao nhận thức, áp dụng các giải pháp xử lý rác thải nhựa

Cùng với các địa phương trong tỉnh Đồng Tháp, thành phố Sa Đéc đang nỗ lực giảm thiểu, loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Đã có nhiều hoạt động, nhiều mô hình, cách làm thu gom, phân loại, xử lý rác thải có hiệu quả được triển khai như: Mô hình Vườn hoa công sở, Ngôi nhà thu gom rác thải nhựa, Tổ tự quản bảo vệ môi trường, Mô hình thùng rác ngõ xóm,…

Lễ ra mắt Mô hình "Thùng phân loại rác hộ gia đình" của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc

Hiện nay, rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của quốc gia. Tại thành phố Sa Đéc, công tác thu gom rác thải được tổ chức thực hiện tại 09/09 xã, phường do Công ty Cổ phần cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp thu gom và vận chuyển về bãi rác xã Tân Phú Đông. Tuy nhiên, do tình hình chung chưa có nhà máy xử lý rác thải, số lượng bao bì nhựa, túi ni lông sử dụng rất phổ biến, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí và tiêu chí môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Sa Đéc đã có nhiều hoạt động, nhiều mô hình, cách làm thu gom, phân loại, xử lý rác thải có hiệu quả được triển khai như: Mô hình Vườn hoa công sở, Ngôi nhà thu gom rác thải nhựa, Tổ tự quản bảo vệ môi trường, Mô hình thùng rác ngõ xóm, Tổ Phụ nữ bảo vệ môi trường, Tổ Phụ nữ thùng rác hộ gia đình, Tổ Phụ nữ xách giỏ đi chợ, Tổ Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông, Chi hội 5 có 3 sạch, 5 không 3 sạch… Mỗi xã nông thôn mới đều có các điểm thu gom, trung chuyển rác thải để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Cùng với các địa phương trong tỉnh, thành phố Sa Đéc đang nỗ lực giảm thiểu, loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra với mục tiêu đến năm 2025: Trên 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý, riêng khu vực đô thị trên 95%; các xã đạt chuẩn nông thôn mới có tỷ lệ chất thải rắnsinh hoạt được thu gom xử lý đạt ≥ 95% và có ít nhất 01 mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộgia đình; trên 50% hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện thu phí dịch vụ thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt 100%; sử dụng 100% túi ni lông thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị; 90% cơ quan, đơn vị không sử dụng chai nhựa dùng một lần và có biện pháp hạn chế hữu hiệu việc sử dụng túi ni lông khó phânhủy; giảm dần sản phẩm nhựa dùngmột lần... Đến năm 2030, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực đô thị đượcthu gom xử lý đạt 100%; tổ chức thực hiện mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình đảm bảo ít nhất 70% tại đô thị và 30% tại nông thôn.

Để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nhựa trong sinh hoạt thường ngày với vai trò chủ thể của người dân là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như: Thực hiện các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về nguy cơ ô nhiễm chất thải nhựa và chất thải rắn sinh hoạt, thay đổi dần thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, nhựa khó phân hủy, không phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn và vận động người thân, dân cư nơi cư trú cùng thực hiện việc giảm, tái sử dụng chất thải sinh hoạt, chất thải nhựa, tăng cường sử dụng các sản phẩm được sản xuất từ vật liệu thân thiện với môi trường (ống hút gạo, ống hút giấy, túi ni lông tự hủy sinh học, bình thủy tinh…) để bảovệ môi trường bằng nhiều hình thức và phù hợp về nội dung, đối tượng tuyên truyền, đặc thù của địa phương. Khuyến khích siêu thị, cửa hàng bách hoá xanh, chợ dân sinh, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch và các cơ sở sản xuất, kinh doanh… cam kết giảm thiểu chất thải nhựa, thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, không sử dụng túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần và thay thế bằng các sản phẩm, vật dụng thân thiện môi trường.

Để tạo chuyển biến tích cực trong việc thu gom, xử lý rác thải, Thành phố sẽ thực hiện đồng bộ tiêu chí môi trườngtrong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tích cực nhân rộng, phát triển các mô hình bảo vệ môi trường, xây dựng thành phố sáng - xanh - sạch - đẹp. Đồng thời, phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm và tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tốttrong phong trào giảm thiểu, hạn chế chất thải nhựa, chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn hoặc sáng kiến có giá trị về quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nhựa.

Trương Bá Ý (Ban Tuyên giáo Thành uỷ Sa Đéc)